Đối với những dòng điện thoại không có khả năng kháng nước chuẩn iP68 thì khi điện thoại bị ngấm nước vào màn hình, nếu như không biết cách xử lý đúng và kịp thời thì có khả năng cao điện thoại của bạn sẽ bị hỏng hóc nặng. Vậy người dùng cần phải làm gì khi nước vào màn hình điện thoại? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu ngay mẹo xử lý màn hình điện thoại bị ẩm cực đơn giản ngay tại nhà.
Tác hại khi màn hình điện thoại bị ẩm
Khi màn hình điện thoại bị ngấm nước, nhất là đối với một số linh kiện chi tiết hở như cổng sạc, giắc cắm hoặc loa sẽ là những vị trí dễ bị ngấm nước nhất. Trên thực tế, có những trường hợp khi điện thoại ngấm nước nhiều người chỉ lấy giấy lau khô qua và tiếp tục sử dụng, chính vì sự chủ quan này đã vô tình khiến cho một lượng nước nhỏ ngấm sâu vào bên trong của điện thoại. Về lâu dài, lượng nước này sẽ bắt đầu ăn mòn các bản mạch điện tử ở bên trong.
Màn hình bị sọc nhiều màu
Màn hình điện thoại bị sọc chính là một dấu hiệu nhẹ cho thấy màn hình điện thoại bị ẩm vì tiếp xúc với nước. Mặc dù các tính năng khác vẫn còn sử dụng được bình thường, tuy nhiên việc xuất hiện các sọc xanh nhiều màu đôi khi sẽ làm cho người dùng thấy rất khó chịu.
Màn hình nhiễu màu
Tương tự như tình trạng sọc nhiều màu, màn hình bị nhiễu màu cũng có nghĩa là màn hình điện thoại bị ẩm. Khi đó các sọc màu sẽ trộn lẫn vào nhau, khiến cho chất lượng hiển thị trở nên kém và vô cùng mờ nhạt.
Tác hại của màn hình bị ẩm
Màn hình hiển thị không đều
Khi màn hình điện thoại bị ẩm sẽ bị đọng lại các vệt nước loang lổ, khiến cho điện thoại bị liệt một số điểm làm cho màn hình không còn hiển thị được đều nữa. Về lâu dài thì mức độ ảnh hưởng sẽ có nguy cơ lan ra toàn bộ màn hình của điện thoại.
Không hiển thị, tối đen
Nước chính là chất lỏng có khả năng dẫn điện, trong quá trình nước ngấm vào màn hình sẽ mang theo một dòng điện khiến cho điện thoại bị quá tải điện năng từ đó sẽ có nguy cơ bị cháy bản mạch rất cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho điện thoại bị tối đen không thể hiển thị được nữa khi màn hình điện thoại bị ẩm.
Cảm ứng bị loạn
Loạn cảm ứng cũng là một trong những tình trạng phổ biến xảy ra khi màn hình điện thoại bị ẩm. Mặc dù có thể trước đó điện thoại tiếp xúc với nước cũng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên khi thao tác màn hình điện thoại lại nhảy loạn lên khiến người dùng không thể thao tác đúng được như ý muốn.
Cách khắc phục màn hình điện thoại bị ẩm hiệu quả
Một trong những tính năng đặc biệt của rất nhiều dòng điện thoại thế hệ mới đó chính là khả năng chống nước và bụi. Điều này có nghĩa khi điện thoại bị dính nước, vẫn có khả năng cao có thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên điều quan trọng để quyết định khả năng đó là người dùng phải biết xử lý được thiết bị khi chúng bị ẩm ướt.
Lấy điện thoại ra khỏi nước ngay lập tức và nhanh chóng tắt nguồn
Mỗi một giây điện thoại chìm trong nước sẽ làm giảm đi cơ hội sống sót của thiết bị, vì vậy người dùng phải ngay lập tức tắt nguồn thiết bị ngay khi đã lấy được ra khỏi nước. Kể cả trong trường hợp điện thoại bị dính nước vào màn hình đã được tắt nguồn từ trước, người dùng tuyệt đối không nên mở nguồn trở lại. Hành động này có thể sẽ làm hỏng các vi mạch ở bên trong và khiến cho điện thoại bị cháy nguồn.
Nhanh chóng lấy ra và tắt nguồn
Trong trường hợp người dùng để thiết bị trong một khoảng thời gian lâu mà không tắt nguồn, thì lúc này hãy cố gắng dựng điện thoại thẳng lên và sau đó đặt khăn giấy phía dưới để nước được trôi ra ngoài nhờ lực hút trọng lực.
Tháo rời tất cả phụ kiện ra khỏi thiết bị
Người dùng hãy nhanh chóng tháo ốp lưng, bao da hoặc tất cả những phụ kiện liên quan (tai nghe, bộ sạc, thẻ sim…) ra khỏi bề mặt của thiết bị. Bước này được đánh giá là rất quan trọng để cho điện thoại nhanh chóng được thoát nước cũng như không để nước xâm nhập ngược vào bên trong.
Tháo rời phụ kiện
Lau khô thiết bị bằng khăn
Người dùng nên sử dụng loại khăn mềm và không có xơ để tiến hành lau khô điện thoại, việc thấm được càng nhiều lượng nước bên ngoài điện thoại thì càng tốt. Người dùng cũng cần lưu ý lau khô cả thẻ SIM và những vị trí xung quanh cổng sạc.
Lau khô bằng khăn
Ngoài ra, điều kiện lưu thông khí cũng tương đối quan trọng để điện thoại có thể nhanh khô nhất. Người dùng có thể đặt điện thoại gần quạt hoặc cạnh các thiết bị có lỗ thoát khí như máy tính hoặc tivi để tận dụng được luồng không khí ấm nóng.
Tận dụng gói hút ẩm
Người dùng cũng có thể tái sử dụng gói hút ẩm gel silica có thể tìm thấy trong các lọ thuốc hoặc thức ăn khô. Hãy buộc các gói hút ẩm này quanh điện thoại và đặt trong một túi bóng kín, nếu cần chắc chắn người dùng có thể thay gói hút ẩm mới sau vài ngày.
Chờ đợi và đi kiểm tra nếu cần thiết
Hãy dành thời gian để chờ đợi điện xem thoại khô hay chưa, ít nhất là năm tiếng hoặc có thể lâu hơn. Sau khoảng thời gian này, người dùng hãy thử mở nguồn và sao lưu toàn bộ dữ liệu ngay lập tức. Bởi nguy cơ bị thiệt hại màn hình điện thoại bị ẩm vẫn có thể xảy ra về sau này.
Trường hợp điện thoại của bạn không thể lên nguồn hoặc có những dấu hiệu hỏng hóc nào, người dùng hãy ngay lập tức mang đến cửa hàng sửa chữa điện thoại hoặc các trung tâm bảo hành iPhone để được hỗ trợ cũng như kịp thời xử lý vấn đề màn hình điện thoại bị ẩm.
Những sai lầm thường gặp khi xử lý màn hình điện thoại bị ẩm
Người dùng cần lưu ý không nên thực hiện những điều sau khi màn hình điện thoại bị ẩm, tránh gây ra những thiệt hại nặng nề đến màn hình điện thoại của bạn:
- Không được mở nguồn điện thoại nếu như điện thoại đã được tắt từ trước, cũng như không nên bấm loạn bất kỳ một nút nào trên điện thoại.
- Không nên vỗ mạnh, lắc hoặc đập điện thoại để nước văng ra ngoài.
- Nếu như điện thoại vẫn còn trong thời gian bảo hành, không nên tự ý tháo rời các bộ phận của máy, như vậy người dùng sẽ làm mất đi hiệu lực bảo hành.
- Không nên thổi ngược vào thiết bị với mục đích làm cho nước bốc hơi. Điều này chỉ khiến cho việc đẩy nước xâm nhập vào sâu thêm.
- Không dùng máy sấy hoặc lò vi sóng để làm khô thiết bị. Cách này sẽ làm hư hại rất nặng nề đến điện thoại của người dùng.
- Cẩn thận khi sử dụng gạo. Mặc dù đây là cách hút ẩm để làm khô, tuy nhiên gạo không hẳn sẽ là giải pháp tốt để sử dụng trong trường hợp này. Thậm chí để điện thoại khô tự nhiên có thể sẽ còn tốt hơn là vùi sâu vào trong gạo.
Những sai lầm thường gặp
Như vậy trên đây là tất cả những thông tin về tình trạng màn hình của điện thoại bị ẩm mà bài viết muốn chia sẻ đến người dùng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho người dùng để kịp thời xử lý được các vấn đề khi gặp phải.